Đã từng nhiều năm khốn khổ bởi các vụ kiện độc quyền nên Microsoft hiểu đó cũng chính là thứ vũ khí tốt nhất để kìm chân đối thủ lớn nhất của mình: Google. Có nhiều bằng chứng cho thấy Microsoft đã khởi động “âm mưu” này.
Microsofft đứng sau các vụ kiện Google? Tháng 10/2009, Google đệ đơn kiện một khách hàng ở Ohio với cáo buộc website này cố tình tìm cách “xù nợ” khoản tiền 335.000 USD tiền quảng cáo. Nhưng có lẽ các cố vấn pháp lý của Google không thể nào tưởng tượng được rằng có một ngày họ bị chính “con nợ” này kiện lại với những cáo buộc “động trời”: Google đã cố tình sử dụng sự thống trị của mình trong lĩnh vực Internet để cạnh tranh không lành mạnh và chèn ép đối thủ.
Vụ kiện này sẽ chẳng khiến Google phải bận tâm nhiều nếu như luật sư đại diện cho bên nguyên không phải là Charles Rule, cựu giám đốc trung tâm chống độc quyền của Bộ Tư pháp đồng thời cũng là “ác mộng” của Microsoft một thời.
“Dù có nằm mơ tôi cũng không nghĩ rằng một hãng Internet bé con ở Ohio lại có thể thuê được cố vấn là một luật sư nổi tiếng của hãng luật cũng danh tiếng không kém ở tận Washington”, Mark Sheriff – một thẩm phán ở Ohio, người đang được Google thuê làm đại diện cho mình trong vụ kiện này nói.
Chưa hết, “Ngài” Rule (biệt danh của Charles Rule) cũng đang đại diện cho một hãng Internet nhỏ khác trong đơn kiện độc quyền chống lại Google. Mới đây nhất, Ủy ban liên minh châu Âu cũng vừa yêu cầu Google giải trình trước những “phàn nàn” của một số hãng Internet ở châu Âu cho rằng Google đã “chơi xấu và sử dụng lợi thế của mình để chèn ép đối thủ”. Đáng chú ý là những công ty này lại do Microsoft đang nắm quyền kiểm soát.
“Rõ ràng là đối thủ cạnh tranh của chúng tôi đang mượn tay tòa án trên khắp thế giới để chống lại Google. Họ muốn sử dụng những vụ kiện nhỏ để thăm dò phương thức đối phó của Google và chuẩn bị cho những vụ kiện lớn mang tính quyết định trong tương lai”, Adam Kovacevich – người phát ngôn của Google nói.
Trong khi đó, Microsoft vẫn kịch liệt phản đối, phủ nhận việc mình “nhúng tay” hay kích động những vụ kiện này và cho rằng những cáo buộc của Google là vô cớ.
Cho dù Microsoft có phủ nhận và coi đó là những sự trung hợp ngẫu nhiên thì họ cũng không cản được một số chuyên gia về luật cho rằng Microsoft đang mang những bài học và kinh nghiệm xương máu của mình ra “đánh” đối thủ. “Microsoft đang làm rất nhiều việc để “quấy rối” và lôi kéo đối thủ vào mặt trận “độc quyền”," Eric Goldman, giám đốc Viện Luật công nghệ cao thuộc trường đại học luật Santa Clara ở California nói.
Cũng giống như “Ngài” Rule, nhiều nhân vật đã khiến Microsoft thất điên bát đảo xưa kia giờ đây đang chuẩn bị chĩa những mũi dùi vào Google mà Gary Reback là một ví dụ. Ông này là một luật sư trước kia đã từng cùng với Netscape vận động chính phủ và các cơ quan thương mại Mỹ điều tra Microsoft nay đang thành lập một tổ chức có tên là Open Book Alliance (Liên minh sách mở - OBA) nhằm đấu tranh với bản thỏa thuận về tác quyền của Google với các tác giả và nhà xuất bản. Với sự đấu tranh của OBA, Bộ Tư pháp Mỹ đang phải ra tay xem xét lại thỏa thuận này.
Trong khi Microsoft phủ nhận sự can thiệp, chính ông Reback lại thừa nhận: Ý tưởng chống lại kế hoạch số hóa sách của Google là do ông nghĩ ra nhưng Microsoft mới là người ủng hộ về tài chính.
Tại châu Âu, cũng chính Microsoft là người đã thành lập và cung cấp tài chính cho tổ chức có tên “Vì sự khởi đầu cho một thị trường trực tuyến cạnh tranh” (ICOMP). Sẽ không có gì đáng nói nếu ICOMP không là một trong những tổ chức tích cực nhất trong các cáo buộc Google thống trị và lũng đoạn thị trường trực tuyến bằng việc sử dụng các kết quả tìm kiếm và thuật toán của mình để chèn ép bất cứ sự cạnh tranh nào nhằm cướp đoạt hợp đồng của các công ty khác.
Theo ICTNews (WSJ)
Microsofft đứng sau các vụ kiện Google? Tháng 10/2009, Google đệ đơn kiện một khách hàng ở Ohio với cáo buộc website này cố tình tìm cách “xù nợ” khoản tiền 335.000 USD tiền quảng cáo. Nhưng có lẽ các cố vấn pháp lý của Google không thể nào tưởng tượng được rằng có một ngày họ bị chính “con nợ” này kiện lại với những cáo buộc “động trời”: Google đã cố tình sử dụng sự thống trị của mình trong lĩnh vực Internet để cạnh tranh không lành mạnh và chèn ép đối thủ.
Vụ kiện này sẽ chẳng khiến Google phải bận tâm nhiều nếu như luật sư đại diện cho bên nguyên không phải là Charles Rule, cựu giám đốc trung tâm chống độc quyền của Bộ Tư pháp đồng thời cũng là “ác mộng” của Microsoft một thời.
“Dù có nằm mơ tôi cũng không nghĩ rằng một hãng Internet bé con ở Ohio lại có thể thuê được cố vấn là một luật sư nổi tiếng của hãng luật cũng danh tiếng không kém ở tận Washington”, Mark Sheriff – một thẩm phán ở Ohio, người đang được Google thuê làm đại diện cho mình trong vụ kiện này nói.
Chưa hết, “Ngài” Rule (biệt danh của Charles Rule) cũng đang đại diện cho một hãng Internet nhỏ khác trong đơn kiện độc quyền chống lại Google. Mới đây nhất, Ủy ban liên minh châu Âu cũng vừa yêu cầu Google giải trình trước những “phàn nàn” của một số hãng Internet ở châu Âu cho rằng Google đã “chơi xấu và sử dụng lợi thế của mình để chèn ép đối thủ”. Đáng chú ý là những công ty này lại do Microsoft đang nắm quyền kiểm soát.
“Rõ ràng là đối thủ cạnh tranh của chúng tôi đang mượn tay tòa án trên khắp thế giới để chống lại Google. Họ muốn sử dụng những vụ kiện nhỏ để thăm dò phương thức đối phó của Google và chuẩn bị cho những vụ kiện lớn mang tính quyết định trong tương lai”, Adam Kovacevich – người phát ngôn của Google nói.
Trong khi đó, Microsoft vẫn kịch liệt phản đối, phủ nhận việc mình “nhúng tay” hay kích động những vụ kiện này và cho rằng những cáo buộc của Google là vô cớ.
Cho dù Microsoft có phủ nhận và coi đó là những sự trung hợp ngẫu nhiên thì họ cũng không cản được một số chuyên gia về luật cho rằng Microsoft đang mang những bài học và kinh nghiệm xương máu của mình ra “đánh” đối thủ. “Microsoft đang làm rất nhiều việc để “quấy rối” và lôi kéo đối thủ vào mặt trận “độc quyền”," Eric Goldman, giám đốc Viện Luật công nghệ cao thuộc trường đại học luật Santa Clara ở California nói.
Cũng giống như “Ngài” Rule, nhiều nhân vật đã khiến Microsoft thất điên bát đảo xưa kia giờ đây đang chuẩn bị chĩa những mũi dùi vào Google mà Gary Reback là một ví dụ. Ông này là một luật sư trước kia đã từng cùng với Netscape vận động chính phủ và các cơ quan thương mại Mỹ điều tra Microsoft nay đang thành lập một tổ chức có tên là Open Book Alliance (Liên minh sách mở - OBA) nhằm đấu tranh với bản thỏa thuận về tác quyền của Google với các tác giả và nhà xuất bản. Với sự đấu tranh của OBA, Bộ Tư pháp Mỹ đang phải ra tay xem xét lại thỏa thuận này.
Trong khi Microsoft phủ nhận sự can thiệp, chính ông Reback lại thừa nhận: Ý tưởng chống lại kế hoạch số hóa sách của Google là do ông nghĩ ra nhưng Microsoft mới là người ủng hộ về tài chính.
Tại châu Âu, cũng chính Microsoft là người đã thành lập và cung cấp tài chính cho tổ chức có tên “Vì sự khởi đầu cho một thị trường trực tuyến cạnh tranh” (ICOMP). Sẽ không có gì đáng nói nếu ICOMP không là một trong những tổ chức tích cực nhất trong các cáo buộc Google thống trị và lũng đoạn thị trường trực tuyến bằng việc sử dụng các kết quả tìm kiếm và thuật toán của mình để chèn ép bất cứ sự cạnh tranh nào nhằm cướp đoạt hợp đồng của các công ty khác.
Theo ICTNews (WSJ)